Đến nay, thành phố Phú Quốc có
📌326 dự án đầu tư
📌 Tổng diện tích 10.945ha
📌 Tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 354.700 tỷ đồng; trong đó có những tập đoàn kinh tế lớn như Vingroup, Sungroup, Tân Á Đại Thành… đầu tư vào Phú Quốc.
➡ Thúc đẩy phát triển Phú Quốc trở thành động lực phát triển của tỉnh và khu vực, thành phố Phú Quốc tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương xây dựng CƠ CHẾ ĐẶC THÙ, chính sách đột phá cho thành phố Phú Quốc.
➡ Qua đó, thu hút các nhà đầu tư lớn, có năng lực thực sự, tạo điều kiện cho Phú Quốc phát triển trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước, khu vực Đông Nam Á và quốc tế, với 4 trụ cột chính:
📌 Công nghiệp không khói
📌 Nghỉ dưỡng
📌 Dịch vụ tài chính ngân hàng
📌 Kinh tế biển.
➡ Thành phố Phú Quốc xác định đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ là khâu đột phá quan trọng trong phát triển đảo ngọc Phú Quốc.
➡ Thành phố huy động mọi nguồn lực, vận dụng các cơ chế, hình thức đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là giao thông, cấp điện, cấp nước, xử lý chất thải, nước thải, các khu đô thị mới, trung tâm thương mại… bảo đảm phát triển đúng hướng, bền vững.
➡ Nhiều công trình trọng điểm được triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng như
📌 Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc
📌 Cảng biển quốc tế An Thới
📌 Cảng biển hành khách quốc tế Dương Đông
📌 Trục chính giao thông Nam-Bắc đảo
📌 Đường vòng quanh đảo… tạo kết nối liên thông với các trung tâm đô thị lớn trong nước và một số quốc gia trên thế giới qua đường hàng không và đường biển.
➡ Tiếp đến, hạ tầng kỹ thuật cấp điện, cấp nước được đầu tư như:
📌 Dự án điện cáp ngầm 110 kV xuyên biển Hà Tiên-Phú Quốc đưa điện lưới Quốc gia ra đảo Phú Quốc đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hiệu quả;
📌 Đẩy nhanh tiến độ đường dây 220Kv Kiên Lương
📌 Nâng cấp hồ nước Dương Đông và hệ thống cấp nước Phú Quốc, với công suất 21.500 m3/ngày đêm;
📌 Xây dựng các khu đô thị mới như Meyhomes Capital Phú Quốc….